Phong trào chuyển hóa luận – thời kỳ rực rỡ và sức ảnh hưởng từ thương hiệu Metabolist

Sau thời kỳ thế chiến thứ II, chủ nghĩa kiến trúc chuyển hóa luận (Metabolism) nổi lên tại Nhật Bản như một phong trào kiến trúc tiên phong và một bước đi mới trong quy hoạch đô thị, được hướng tới để đưa quy hoạch đô thị Nhật bản lên tầm cao quốc tế. Metabolism là một nỗ lực để thể nghiệm lại một lần nữa mối quan hệ giữa con người và môi trường xây dựng bao quanh. Nằm trong nhiều nguyên lý của chủ nghĩa này có ý tưởng hướng tới nhấn mạnh việc phát triển giải phẫu trong kiến trúc, rằng các thành phố và cấu trúc của nó như những sinh vật sống phát triển song song.

Đồ án"Clusters in the Sky" - KTS. Arata Isozaki (1962)

Đồ án"Clusters in the Sky" - KTS. Arata Isozaki (1962)

Chủ nghĩa chuyển hóa luận hiện hữu nổi bật giữa các phong trào kiến trúc lỗi thời ở thời điểm nó ra đời, nó đã tách ra khỏi “kiến trúc công năng” và hướng sâu vào sự kết nối tập thể của con người và tính linh hoạt của nó. Các công trình được xây dựng theo mô đun, thường chứa đựng các đơn vị nhỏ, cho phép mở rộng và tái sắp xếp không gian để đáp ứng nhu cầu của người ở.

Ngày nay, sau gần nửa thế kỷ, các kiến trúc sư vẫn rút ra được nhiều bài học từ chủ nghĩa chuyển hóa luận. Trong nhiều các công trình ta vẫn thường thấy, hệ tường và sàn nhà hòa vào với nhau & tổ hợp thành một hệ các không gian nhỏ ăn khớp vào nhau, cộng sinh và tương hỗ. Những dạng không gian này dường như ngày càng thích ứng với bối cảnh hiện nay khi mà con người đang tiến tới một nền văn hóa dựa trên sự phát triển của các mối quan hệ. Kiến trúc hoạt động như một mạng xã hội, phát triển và biến đổi khi chúng ta không ngừng tìm kiếm và định hình thế giới xung quanh mình.

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Toshima City Office by Kengo Kuma and Associates, Toshima, Japan

Mang nhiều nét gợi nhớ về megastructure trong chuyển hóa luận, Văn phòng thành phố Toshima là sự kết hợp của không gian văn phòng, căn hộ, một khu vườn thẳng đứng.

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

House and Garden by Ryue Nishizawa, Tokyo, Japan

Với những khoảng không gian được tách ra chỉ bằng kính và cây, dự án Nhà và Vườn (House and Garden) đã biến yếu tố tường ngăn thành các ranh giới mang tính hữu cơ tự do và uyển chuyển. Những người khách hàng sẽ vừa sống vừa làm việc trong ngôi nhà này nên các khoảng không gian cần tính linh hoạt để đáp ứng phù hợp cho các hoạt động khác nhau.

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Ekoin Nenbutsudo by Yutaka Kawahara Design Studio, Tokyo, Japan

Để giải quyết vấn đề đặt ba chức năng vào làm một của một ngôi đền, văn phòng kiến trúc Yutaka Kawahara đã chọn cách đặt chồng các thành phần đó lên nhau. Bên cạnh đó còn có một khu vườn đứng cao bao xung quanh tầng hai, tăng cường & bổ sung mảng xanh ở phía trong lẫn ngoài công trình.

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

S-House by yuusuke karasawa architects, Saitama Prefecture, Japan

Dự án nhà S (S-House) dựa theo một cấu trúc khá phức tạp qua việc xử lý đan chéo hệ sàn và cầu thang. Ở đây dự án đã tối ưu mặt sàn sử dụng trên một khu đất nhỏ và tạo ra được cảm giác của các khoảng trống đan lồng, xuyên suốt qua nhau.

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

House in Ishikiri by Tato Architects / You Shimada, Amagasaki, Japan

Các kiến trúc sư của văn phòng Tato Architects đã phát triển khu ở này theo từng mảnh, đối phó với dốc đứng bằng việc xếp chồng và liên kết chức năng của mỗi đơn vị. Họ đã thiết kế lại khu ở dựa trên mô hình cải tạo mở rộng của các ngôi nhà cũ gần kề ở trong khu phố.

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Nagaoka by Kengo Kuma and Associates, Nagaoka, Japan

Mang nhiều điểm gợi nhắc về cấu trúc dày đặc trong kiến trúc chuyển hóa luận từ những năm 1960, KTS Kengo Kuma đã đề cập đến sự cần thiết phải có một hình thái trung tâm thành phố mới, một nơi gặp gỡ tương tự như thấy ở các tòa thị chính ở Châu Âu. Trong dự án tòa thị chính Nagaoka của ông, công trình đã hoạt động như một thể sống bao gồm các ngân hàng, nhà hàng, nhà hát và các cửa hàng bán lẻ, nằm trong phạm vi đi lại của cư dân thị trấn.

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Unfinished House by YAMAZAKI KENTARO DESIGN WORKSHOP, Chiba Prefecture, Japan

Dự án “ngôi nhà dang dở” (The Unfinished House) cho thấy sự đúc rút khá nhạy bén từ Metabolist trong việc lấp đầy và thích nghi không gian. Thường được gọi là container nhiều hơn là gọi một căn nhà, không gian nội thất bên trong công trình tập trung vào khu vực trung tâm, nhưng không phân định rõ nó quá nhiều. Với sự linh hoạt của không gian, mỗi đứa trẻ được phép chọn lấy phòng riêng, nơi làm việc và kho chứa có thể dịch chuyển, và ngôi nhà có thể thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của gia đình.

Comma Studio

Biên dịch tổng hợp theo Architizer.com